Hồ sơ
Nguyễn Ngọc Hùng
Sơ yếu lý lịch
-
Quá trình học tập:
2010-2013: Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) | 2016-2018: Đại học Mahidol, Thái Lan
-
Trình độ:
Thạc sỹ Dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế
-
Kinh nghiệm làm việc:
Thực tập sinh tại Viện Khoa học Công nghệ Ứng dụng Toulouse (Pháp) - Nhân viên tổ chức phi chính phủ về lĩnh vực Y tế nhân đạo (Mỹ) - Tập sự viên về dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế tại các bệnh viện trung ương và quốc tế tại Bangkok (Thái Lan) - Chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế
-
Công việc hiện tại:
Nghiên cứu sau đại học và tham gia tư vấn và khám dinh dưỡng lâm sàng tiết chế
-
Nơi làm việc:
Viện Dinh Dưỡng, Đại học Mahidol và Bệnh viện Ramathibodi thuộc Đại học Mahidol (Thái Lan)
-
Điều mà anh/ chị yêu thích nhất ở khoa học là gì?: Hàng ngày, có rất nhiều câu hỏi được đưa ra từ phía cộng đồng và người bệnh hoặc những trăn trở được rấy lên nhằm nâng cao chất lượng dinh dưỡng và điều trị. Từ những câu hỏi gắn gọn đến phức tạp như một ngày ăn nên ăn bao nhiêu trứng là đủ, ăn trứng nhiều tốt hay không hoặc căn cứ vào đâu để biết là mình bị béo phì…Vậy làm sao để trả lời và giải thích chúng. Đó chính là thành quả của nghiên khoa học, là cách chúng ta trả lời những câu hỏi hết sức đời thường, tưởng như dễ nhưng lại không hề dễ. Nghe từ “khoa học” có vẻ cao sang, đòi hỏi một trí tuệ phi thường hoặc sự thông minh xuất chúng. Nhưng theo mình nghĩ, nếu có quan sát, có tò mò, có đặt câu hỏi, có cần cù, và thực sự muốn trả lời nó. Bạn đã là một nhà khoa học rồi.
-
Giới thiệu bản thân
Là một người có đam mê đủ thứ
-
Xem thêm
Là một người khá bướng bỉnh. Mình luôn quan điểm rằng ai ai cũng đều có sự khác biệt và có cái tôi của mình, tuy nhiên, bạn nên hòa nhập chứ không hòa tan.
-
Về công việc của anh/chị
Cười nói cười, quan tâm và chia sẻ
-
Xem thêm
“Cười, nói, cười”, đó là một từ đơn giản để chỉ về công việc cũng như tố chất của một chuyên gia dinh dưỡng, là người ứng dụng các thành quả của khoa học sức khỏe và y học và truyền tải lại cho bệnh nhân bằng ngôn ngữ của đời sống xã hội giúp cho mọi người hiểu một cách dễ dàng nhất, sinh động nhất về dinh dưỡng và chế độ ăn uống. Mình luôn tin rằng “Thức ăn là cuộc sống. Ăn có ngon thì cuộc sống có vui tươi”.
Hàng ngày, mình tham gia tư vấn về dinh dưỡng lâm sàng tiết chế cho mọi người đủ thứ bệnh, từ các bệnh nhân ngoại trú như làm thế nào để giảm cân an toàn, ăn uống sao cho khỏe mạnh tương ứng với bệnh tình của mỗi người, đến các bệnh nhân nội trú điều trị tại các khoa phòng. Rất nhiều bệnh nhân không thể ăn uống được vì họ quá mệt, mất cảm giác ăn uống hoặc vì bệnh tình không cho phép họ ăn bằng miệng thông thường. Do đó, việc chia sẻ, động viên và đưa ra hành động một cách hợp lý, có khoa học sẽ giúp người bệnh chiến thắng bệnh tật. Ngoài ra, mình cũng đang xây dựng một mạng chia sẻ thông tin về dinh dưỡng “Drug & Diet vs Disease”, dựa trên chuyên môn về dược học và dinh dưỡng của mình để mong sao có thể góp công sức nhỏ nhằm nâng cao nhận thức về dinh dưỡng, về chế độ ăn uống lành mạnh cho mọi người, đặc biệt cho thế hệ trẻ như mình, những người rất tự tin vào sức khỏe tuổi trẻ và chủ quan đến các hệ lụy sau này.
-
Một ngày bình thường của anh/chị
Cười nói cười, quan tâm và chia sẻ
-
Xem thêm
Nơi làm việc của mình chủ yếu là tại bệnh viện. Đó là gặp gỡ bệnh nhân, tư vấn và khám về dinh dưỡng cũng như xây dựng các chế độ ăn cho họ. Nói về chế độ ăn uống, nó không đơn giản là bạn nên ăn gì nhiều, ăn gì ít một cách chung chung, mà cần cụ thể hơn như nên ăn bao nhiêu năng lượng một ngày, chất đạm (protein) cần là bao nhiêu, có những chú ý gì không… đặc biệt là những bệnh nhân nội trú có bệnh tình nặng, họ phải nuôi ăn qua đường tĩnh mạch hoặc ăn qua ống thông, làm sao để cung cấp và lựa chọn một công thức, một chế độ ăn hợp lý là không hề đơn giản. Khi rảnh là mình lại online facebook, đọc các tin tức về chuyên môn qua các page liên kết, vì từ đó, rất nhiều câu hỏi thông thường nảy ra và sẽ giúp bạn tò mò và khám phá nhiều hơn. Vừa lướt web, mình cũng vừa cập nhật thông tin trên trang chia sẻ về dinh dưỡng mà mình đang xây dựng. Hiện tại, mình cũng đang tham gia một đề tài nhằm xây dựng một công cụ đo lường dinh dưỡng mới về chẩn đoán rối loạn chuyển hóa, nhằm giảm thiểu chi phí và giúp cho việc sàng lọc rối loạn trên một cách dễ dàng và đơn giản hơn.
-
Anh/chị sẽ làm gì với giải thưởng Khoa học Trường học
Giúp các em tìm ra định nghĩa đơn giản của Dinh Dưỡng Tiết chế, là “Thức ăn là cuộc sống”
-
Xem thêm
Một điều tra ý kiến rất nhỏ của mình khi hỏi về “dinh dưỡng tiết chế là gì?”, rất nhiều người nói rằng, “à đó có phải giúp các trẻ em không bị suy dinh dưỡng không, giúp mấy bé bị còi cọc không?”. Đó chỉ là một phần rất nhỏ trong dinh dưỡng tiết chế. Mình muốn xây dựng một dự án nhằm giúp các em học sinh cũng như bậc phụ huynh có một cái nhìn đúng về dinh dưỡng, dinh dưỡng không phải là cái gì đó xa lạ, nó hiện hữu trong từng bữa cơm mình ăn hàng ngày, trong cách mình đi chợ và cách mình nhìn nhận mọi thứ xung quanh. Hiện nay, tình trạng béo phì ở trẻ em đang gia tăng chóng mặt, vậy làm sao để giúp các em có nhìn nhận đúng dinh dưỡng dưới góc độ khoa học là điều cần thiết để các em tự làm chủ bản thân trong tương lai.
Theo kinh nghiệm của mình, trẻ em hiện nay hạn chế trong việc tiêu thụ rau củ quả, là những thực phẩm mang tính chất lành mạnh, tốt và dinh dưỡng vì lý do đơn giản nó được coi là “không ngon, nhạt miệng”; trong khi các món ăn “ngon miệng” lại thực sự không tốt cho sức khỏe như gà chiên, bánh ngọt, các loại kem, kẹo, đồ nướng… Vậy, làm sao vừa nâng cao kiến thức cho các em qua các mô hình giáo dục dinh dưỡng đơn giản (FOODMASTER), và chế biến các món ăn “không ngon” thành “ngon miệng” là một cách tiếp cận đơn giản nhằm giải quyết vấn đề trên. Tại sao chúng ta phải ăn rau củ quả, làm sao để chế biến ăn ngon, “Thức ăn là cuộc sống. Ăn có ngon thì cuộc sống có vui tươi”, đừng bắt trẻ phải sống khỏe mạnh nếu chúng ta không tạo điều kiện cho các em nhận ra lợi ích của điều đó.
-
Phần phỏng vấn
-
Điều gì hoặc ai là nguồn cảm hứng và động lực để anh/chị trở thành nhà khoa học?
Đó là tâm của mình, mình muốn giúp gia đình, giúp mọi người luôn có sức khỏe. Và để làm được điều đó, bạn phải tìm tòi mọi cách để làm sao có thể nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật.
Môn học yêu thích của anh/chị là môn nào?
Sinh học, Hóa học
Anh/chị đã từng gặp rắc rối gì khi còn đi học?
Chắc là do chữ xấu nên hồi xưa đi học điểm không được cao chót vót, đặc biệt là môn văn (chắc giáo viên không đọc nổi mình đang viết cái gì nữa).
Anh/chị yêu thích ca sĩ hoặc ban nhạc nào?
Ôi, mình thích đủ thứ. Nhạc gì cũng nghe, ca sỹ nào cũng không quan trọng. Quan trọng là cảm thấy “hay”. Tuy nhiên, thể loại nhạc chủ yếu là nhạc aucoustic.
Anh/chị thích ăn món gì nhất?
Món gì cũng ăn được. Chuyên gia dinh dưỡng là phải ăn tất cả các món, nếu không ăn sao biết mà giới thiệu cho mọi người. Tuy nhiên, thực sự là thích ăn đồ ngọt (chắc có nguy cơ bị tiểu đường cao (diabetes). Hehehe
Cho đến hiện tại, điều thú vị nhất mà anh/chị đã làm từ khi trở thành nhà khoa học là gì?
Đi và đi. Mình luôn quan điểm, đường ở chân, không đi sao biết đường dài.
Nếu anh/chị có 3 điều ước dành cho riêng mình, anh chị sẽ ước gì? - Trả lời thành thật nhé!
Mình chỉ cần 1 điều ước, ước có sức khỏe. Khi có sức khỏe, bạn sẽ có lạc quan, có động lực và có thể làm được mọi việc. Khi đó các nhân viên y tế thất nghiệp hết.
-
-
Ảnh làm việc:
Hình ảnh cá nhân (ôm bánh mì, ra, củ quả.. lol)
Thiết kế khẩu phẩn ăn cho bệnh nhân (Đây là những suất ăn 600kcal) được chế biến với phân bố năng lượng về hàm lượn tinh bột : chất đạm (protein) : chất béo khác nhau tùy thuộc thể trạng và tình trạng bệnh
Hình ảnh tại nhà bếp bệnh viện
Mô hình thức ăn (food model) sử dụng trong việc tư vấn về năng lượng ăn uống, hàm lượng mỡ tinh bột cho bệnh nhân béo phì, tiển đường
Phòng pha chế sữa công thức (commercial formula diet) và thức ăn qua đường xông (Blenderized diet)
Chụp ảnh cùng các bạn sinh viên tại bệnh viện
Tham dự hội nghị Thế giới về Dinh dưỡng lâm sàng tiết chế lần thứ 20 tại Bangkok, Thái Lan
Các bình luận của bạn
Xin hãy cho con vài lời khuyên để trở thành nhà khoa học ạ (1 bình luận)